(Lam me) - Thêm những gợi ý kích thích phát triển thể chất và tư duy cho bé. 

 Chơi cùng con 

 24. Gây ngạc nhiên cho bé:  Sau đấy, làm bé thỏa thích bằng cách thổi nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé.

 25. Giấu và tìm:  Lấy 3 hộp nhựa rỗng, giấu một đồ chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả 3 hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé tìm đồ chơi thế nào.

 26. Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.

 27. Bé thả - mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé.


Cha mẹ đừng quên chơi cùng bé để kích thích trí tuệ và phát triển kỹ năng cho bé. (Ảnh minh họa).

 Dạy bé về chất liệu 

 28. Kéo giấy ăn: Nếu bé thích kéo khăn giấy ra khỏi hộp giấy, bạn cứ để bé được vui chơi. Bé sẽ khám phá được chất liệu mềm của giấy khi kéo ra khỏi hộp. Đồng thời, giấu một đồ chơi nhỏ, cứng vào hộp khăn giấy và để bé tự tìm ra.

 29. Chất liệu khác nhau: Lấy vài hộp khăn giấy rỗng, bỏ vào đó những miếng vải chất liệu khác nhau như vải len, ren, lanh. Để bé kéo vải nhẹ nhàng ra khỏi hộp hoặc bạn cọ nhẹ từng miếng vải sạch lên má, bàn chân, bụng của bé để bé cảm nhận từng chất liệu vải.

 30. Để bé chạm vào nhiều thứ:  Dắt bé đi bộ quanh nhà, bạn cầm tay bé để bé chạm tay vào cử sổ, một miếng vải mềm, một đồ chơi nhồi bông mịn và những đồ an toàn khác.

 31. Để bé được chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bốc, cho bé một số đồ ăn có kết cấu khác nhau như hạt đỗ hấp chín, mì ống cắt ngắn, những miếng dưa hấu...

 Dạy bé ngôn ngữ và đếm 

 32. Mỗi tuần dạy bé một chữ cái:  Chẳng hạn, ăn một món có chữ “a”, cắt đồ ăn nhẹ theo hình dạng chữ “a” hoặc viết chữ “a” bằng phấn lên hè.

 33. Đếm mọi thứ:  Đếm số khối hình mà bé đang xếp hoặc số lượng các bước chân của bé. Đếm ngón tay, ngón chân của mẹ và bé. Duy trì thói quen đếm mọi thứ và bé sẽ sớm tham gia.

 34. Đọc sách: Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ.

 35. Kể chuyện: Kể một mẩu chuyện ngắn, thay thế tên nhân vật chính bằng tên bé cho vui.

 36. Đi cửa hàng sách: Cùng bé mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.

 Kích thích trí nhớ cho bé 

 37. Album gia đình: Giữ lại những bức ảnh họ hàng, người thân và chỉ cho bé từng bức ảnh để lưu giữ hình ảnh người thân trong kí ức của bé.

 38. Tạo một cuốn sách sở thú: Bạn sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm vào những câu chuyện với từng con vật.

 39. Cho bé xem video: Những video quay cảnh bé biết lẫy, biết bò, đang tắm hoặc chơi cùng ông bà.

 40. Chơi trò nhận diện:  Trải một số ảnh ông bà, bố mẹ lên sàn nhà và để bé tìm số lượng ảnh của ông, bà hay của mẹ, của bố.

 Những lời khuyên phát triển khác 

 41. Khuyến khích đặt câu hỏi: Tìm những chi tiết nhỏ trong bức ảnh và khuyến khích bé đặt câu hỏi.

 42. Chơi sau cơn mưa: Cho bé đi trên cỏ ướt, cùng mẹ nghịch vũng nước mưa là cách chơi vui vẻ, cách bé học về ướt – khô và đừng quá lo vì những gì lộn xộn khi ấy.

 43. Cho bé tự quyết: Cho bé được chọn giữa hai loại bánh để ăn, hai màu khác nhau khi tô màu.

 44. Ăn mặc: Cho bé chơi cùng sơmi cũ của bố, chơi cùng khăn quàng, mũ, găng tay cũ của mẹ. Đặt ra những tình huống giả vờ và để bé sáng tạo.

 45. Chơi lại lần nữa: Với những đồ chơi bé làm hỏng, đừng vội bỏ đi vì bé có thể chơi đồ chơi hỏng theo cách riêng của bé, miễn là chúng an toàn.

 46. Nói chuyện với bé: Trò chuyện với bé xem hôm nay bé có gì vui hay buồn, điều gì làm bé hạnh phúc và tức giận? Bạn sẽ giúp bé nhớ lại những sự kiện trong ngày, hiểu được khái niệm quá khứ và gọi tên đúng cảm xúc của con.

 47. Hình ảnh và thực tế:  Chỉ cho bé thấy một số côn trùng vô hại (dế, bướm, bọ rùa) trong sách (tạp chí) sau đó, đi tới công viên để tìm chúng.

 48. Tìm màu: Bạn gợi ý để bé tìm những thứ có màu xanh khi hai mẹ con đi xe bus hoặc đi du lịch. Sau đó, để bé chọn một màu khác và hai mẹ con tiếp tục “săn màu”.

 49. Cho bé những việc nhỏ: Bé có thể biết dọn đồ chơi, phân loại quần áo của bé.

 50. Học về khối lượng: Xếp vài cái cốc có kích thước khác nhau, để bé đong nước từ cốc này sang cốc kia. Dạy bé phân biệt ít – nhiều, đầy – vơi, cốc lớn – cốc nhỏ...


Việc chọn một món đồ chơi giúp bé phát triển tốt và bồi đắp trí thông minh cho các bé thật không phải là việc dễ đùng không bạn? sau đây là một chút gợi ý nho nhỏ bạn tham khảo nhé!
 1. Bé của bạn dưới 1 tuổi : nên chọn loại đồ chơi có nhựa mềm, đồ chơi nhiều màu sắc treo nôi/cũi, xe đẩy, đồ chơi thông minh phát ra âm thanh, ánh sáng, giúp bé rèn luyện năm giác quan.
 2. Bé của bạn từ 1 – 3 tuổi : chọn 1 bộ đồ chơi nấu ăn, búp bê cho bé gái và các loại xe ô tô mô hình, siêu nhân cho bé trai. Các bộ đồ chơi ghép gỗthông minh, nhận diện các chữ cái và con số, thú bông, các loại nhạc cụ dành cho bé.
 3. Bé của bạn từ 3 – 5 tuổi : Chọn các bộ đồ chơi thú bông, các loại xe ô tô mô hình, đồ hóa trang, xe đạp ba bánh, xe tập thăng bằng strider, sách, truyện tranh, các loại đồ chơi thông minh chạy pin, đồ chơi thể thao, đồ chơi trí tuệ.
Và điều quan trọng bạn nên chú ý đền chất lượng và sự an toàn cho bé yêu của bạn nhé:

Nguồn: www.eva.vn

Link: http://www.eva.vn/lam-me/giup-be-thong-minh-tu-thua-lot-long-p2-c10a92232.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Tin Tức đồ chơi © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top